Những câu hỏi liên quan
STELA
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 10:52

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".

Thân bài:

- Giải thích:

+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?

-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.

-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.

- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:

+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.

-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.

+ Vì sao phải sống trách nhiệm?

-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.

-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.

+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?

-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.

-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.

-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.

- Dẫn chứng:

+ Về mặt xấu:

-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.

+ Về mặt tốt:

-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.

Kết đoạn:

- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.

- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.

- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...

Bình luận (0)
STELA
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 11:10

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Giá trị của yêu thương con người".

Mẫu: Người ta thường nói: "Sức mạnh của con người ta nằm ở trái tim". Vì sao lại thế?. Hôm nay, chúng ta sẽ nói rõ hơn điều này ở "giá trị của yêu thương con người".

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Yêu thương con người là gì?

-> Đó là tình cảm yêu thương của mọi người dành cho nhau.

-> Là cảm xúc chân thành xuất phát từ tận đáy lòng của cộng đồng, xh dành cho mỗi người xung quanh.

=> Giá trị của yêu thương con người là:

+ Sức mạnh của tình yêu thương có thể cứu rỗi một sinh mạng, một tâm hồn hay thậm chí là cả cuộc đời con người.

+ Mang đến cho con người ta ngọn lửa ấm áp tình người.

+ ...

- Đặt câu hỏi, gợi vấn đề và luận điểm:

+ Lợi ích kèm với giá trị yêu thương con người là gì?

-> Xh thêm văn minh, phát triển.

-> Tập luyện cho suy nghĩ, tính cách yêu thương cho mọi người đặc biệt là mầm non tương lai của đất nước.

+ Luận điểm:

-> Ai cũng cần phải có sự yêu thương trong tấm lòng mình.

-> Không có tình yêu thương, chúng ta chỉ là một linh hồn lang thang cô độc trên cõi đời này.

-> Không ai có thể sống mà quá vô tâm, lạnh nhạt với mọi người xung quanh.

Dẫn chứng:

+ Xấu:

-> Phê phán giới trẻ hiện nay sống thờ ơ vô cảm, luôn muốn công kích người khác.

+ Tốt:

-> Ca ngợi những bạn trẻ làm tình nguyện viên phân phát đồ ăn giúp đỡ người nghèo từ tiền quyên góp của mọi người.

-> Ca ngợi những mạnh thường quân hỗ trợ cho những trại trẻ mồ côi chi phí sinh hoạt của các trẻ.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

- Đánh giá vấn đề: Giá trị của yêu thương con người quý hơn bất kì viên kim cương nào trên đời. Bởi thế, chúng ta cần sống yêu thương, sống cho đi không cầu nhận lại trong khả năng của chúng ta.

 

Bình luận (0)
STELA
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 2 2023 lúc 16:17

Gợi ý cho em dàn ý:

Đề 1:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Câu chủ đề)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm ''sống là chính mình'' là gì?

Biểu hiện của sống là chính mình:

+ Được làm những điều mình thích

+ Sống thật với chính mình

+ Không quá quan tâm đến những lời nhận xét về chính mình

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Những người thuộc cộng đồng LGBT+ được sống là chính mình...

Mở rộng vấn đề:

Trái với sống là chính mình là gì?

Em đã làm gì để thể hiện việc em sống là chính mình?

KB: Khẳng định lại vấn đề


Đề 2:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm ''sống trách nhiệm'' là gì?

Biểu hiện:

+ Biết sửa chữa những sai lầm của mình?

+ Biết giữ lời hứa

+ Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

...

Dẫn chứng: 

Học sinh hoàn thành bài tập, thi đầy đủ...

Mở rộng vấn đề:

Trái với sống trách nhiệm là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc sống trách nhiệm?

KB: Khẳng định lại vấn đề.

 

Đề 3: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Bàn luận:

Giá trị của yêu thương:

+ Giúp con người gần với nhau hơn, đồng cảm hơn

+ Giúp cho xã hội trở nên ấm áp hơn

+ Giúp cho nhiều hành động tốt được triển khai

...

Dẫn chứng: 

Hoạt động ủng hộ miền Trung mùa mưa lũ...

Mở rộng vấn đề:

Trái với yêu thương con người là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện giá trị của yêu thương con người?

KB: Khẳng định lại vấn đề.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Thư2302
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
13 tháng 3 2022 lúc 20:09

Tham khảo:

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ quan điểm về hạnh phúc
       “Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất”. Thật vậy! Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước. Cũng giống như những trạng thái tình cảm của con người, hạnh phúc là cảm xúc xuất phát từ con tim, trong bất kỳ khoảnh khắc nào của cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm hoặc đòi hỏi quá cao vào bản thân, không cho phép mình hạnh phúc hay thỏa mãn với bất cứ điều gì, thì chắc chắn, ta sẽ trở nên khô khan và mất dần niềm tin vào cuộc sống. Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao, ví dụ như sự thành công, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất. Đó là khi ta nhận được một món quà nhỏ, nhận được một lời cảm ơn chân thành, là khi ta làm được một việc tốt, mang đến hạnh phúc cho người khác… Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, thế nhưng, chúng ta hãy tập hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất, hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có, và quan trọng hơn, đó là hãy trao đi hạnh phúc để nhận lại yêu thương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 10 2017 lúc 5:56

- Khác nhau cơ bản về nội dung nghị luận

+ Nghị luận về tư tưởng đạo lí: kết hợp những thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.

+ Nghị luận về hiện tượng đời sống: sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng có ý nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
tranducanh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 21:57

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 20:58

tham khảo

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Bình luận (0)
Mai Lan
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Khánh Linh
1 tháng 5 2022 lúc 18:28

định chép mạng thì thấy chữ này thì khỏi làm 

bài văn mà viết vô đây chắc ko ma nào làm 

Bình luận (6)